Checklist kiểm tra xe nâng hàng hằng ngày

    Theo Cơ Quan Quản Lý An Toàn và Sức Khỏe Nghề Nghiệp Hoa Kỳ (OSHA) cho biết trung bình có 95,000 tổng số vụ tai nạn và 100 công nhân thiệt mạng mỗi năm có liên quan tới xe nâng hàng. Trong nhiều trường hợp, có những tai nạn có thể tránh được nhờ lên checklist kiểm tra xe nâng hàng hằng ngày.

    Các nhân tố gây tai nạn có thể đến từ lỗi thiết bị hoặc động cơ bên trong. Các cơ quan quản lý an toàn, nhà sản xuất xe và nhiều công ty khuyến khích rằng xe nâng hàng cần phải được kiểm tra trước khi đưa vào hoạt động, nhưng những cuộc kiểm tra này thường bị bỏ qua hoặc ghi chép sơ xài.

Chi tiết Checklist kiểm tra xe nâng hàng hằng ngày, mà bạn không nên bỏ qua.

    Nếu bạn vẫn chưa có checklist kiểm tra xe nâng hàng, đừng lo! Chúng tôi đã lập ra một checklist mẫu dành cho bạn, dựa trên cơ sở từ các nhà sản xuất xe nâng hàng lớn. Vậy nên những tiêu chí dưới đây đều mang tính chất đặc thù cho xe nâng của bạn. Nếu bạn đã có checklist của riêng mình rồi, những ví dụ dưới đây sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn để tham khảo.

  •       Kiểm tra mức độ chất lỏng (ví dụ: Dầu động cơ, dầu thủy lực, nước ở bình ắc quy ( đối với ắc quy ướt)
  •       Kiểm tra rò rỉ, vết nứt và các đặc điểm dị dạng (nếu có) trên xe nâng hàng.
  •       Kiểm tra độ căng của xích tải bằng mắt, tránh sử dụng tay.
  •       Tiến hành nâng thử, chú ý xem càng nâng có bị nghiêng hay không, nó có thể là con lăn bị kéo căng hoặc bị hỏng.
  •       Kiểm tra tình trạng, áp suất của lốp và quan sát có vết cắt hoặc lỗ nào không.
  •       Kiểm tra các thiết bị an toàn, chẳng hạn còi, xi nhan, đèn,..
  •       Đặc biệt cần lưu ý:

               + Dây an toàn: có chắc chắn không? dây có hiện tượng mục nát hay sắp đứt hoặc rách gì không?

               + Phanh xe: phanh có còn ăn không? Có bị mòn không? Có nên dùng tiếp hay thay phanh mới? 

  •        Vệ sinh ca bin xe (cửa kính, ghế ngồi, chân phanh, chân ga,…)

    Checklist kiểm tra xe nâng hàng hằng ngày
    Checklist kiểm tra xe nâng hàng hằng ngày

Kiểm tra xe điện trước khi vận hành.

  •      Không có dây bị sờn hoặc bị hở trong cáp hoặc đầu nối.
  •      Bộ ắc quy vẫn hoạt động bình thường.
  •      Mức dung dịch trong ắc quy vừa phải.
  •      Chốt mui xe vẫn chắc chắn.

Kiểm tra xe dầu trước khi vận hành.

  •      Dầu động cơ và nước làm mát động cơ ở mức phù hợp.
  •      Bộ lọc khí sạch sẽ và đặt đúng chỗ.
  •      Bộ tản nhiệt không có vết nứt hoặc các bị dị dạng bất thường nào khác
  •      Chốt mui xe vẫn chắc chắn.

    Tiến độ và năng suất rất quan trọng trong công việc nhưng yếu tố an toàn thậm chí còn quan trọng hơn. Để tránh gây thiện hại về người và của, việc kiểm tra xe nâng hàng trước khi đưa vào sử dụng là rất cần thiết. Việc tuân thủ các quy tắc trước khi vận hành xe nâng vốn dĩ không khó, những nó cần diễn ra liên tục và tinh thần kỷ luật cao của người điều hành.

   Bên cạnh đó, để xe nâng của bạn luôn trong trạng thái vận hành tốt nhất, đồng thời hạn chế những hỏng hóc, bạn cần bảo dưỡng thường xuyên cho xe nâng hàng của mình. Để hiểu rõ hơn, khách hàng có thể tham khảo tại: Các hạng mục bảo trì xe nâng hàng quan trọng nhất

Đơn vị sửa chữa xe nâng hàng uy tín.

   Trong quá trình kiểm tra xe nâng, đôi lúc xe sẽ xuất hiện lỗi hoặc hỏng hóc không mong muốn. Tất nhiên bạn sẽ cố gắng khắc phục nhưng lại có rất nhiều lỗi và hỏng hóc khó mà bạn không thể tự sửa chữa được. Vậy nên, chúng tôi, JCT Việt Nam, một địa chỉ sửa chữa xe nâng hàng uy tín hiện nay.

   Với đội ngũ kỹ thuật tận tình và giàu kinh nghiệm, luôn sẵn sàng giải quyết mọi khúc mắc và sự cố mà bạn gặp phải. Công ty JCT có mặt ở mọi tỉnh thành trên cả nước, nhờ vậy vấn đề của khách hàng luôn nhanh chóng được giải quyết.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *